Quản lý tầm vĩ mô hay vi mô cho khởi nghiệp

Nếu như quản lý tầm vi mô khiến nhân viên có cảm giác bị quản lý quá chặt, thậm chí bị "soi" từng chi tiết nhỏ khiến tâm lý và năng suất của họ bị ảnh hưởng

Post by admin

23:48 - 16/11/2016

Bình luận

Nhân viên có thể thích ông chủ quản lý tầm vĩ mô vì nó trao cho họ quyền tự do, nhưng cuối cùng chính cách quản lý này lại phản tác dụng khi các nhân viên trong công ty không nhận được sự hướng dẫn mà họ cần và xứng đáng được nhận dẫn đến công ty phát triển trì trệ.

 

Trước khi có ý định thành lập công ty, doanh nghiệp phải quan tâm tình hinh kinh tế vi mô và vĩ mô (Ảnh Internet)

 

 

Vậy làm thế nào để các nhà quản lý có thể đạt được sự cân bằng tối ưu giữa quản lý vĩ mô và vi mô? 5 gợi ý dưới đây từ chuyên trang về khởi nghiệp Inc sẽ cho các nhà lãnh đạo câu trả lời.

1. Tìm hiểu lý do tại sao bạn làm nó

Tác giả Muriel Maignan Wilkins của Harvard Business Review cho rằng, về cơ bản những người thích quản lý ở tầm vi mô là những người thường trực một nỗi sợ thất bại. 

Trong khi, các nhà quản lý vĩ mô có thể lại tự tin thái quá vào đội ngũ nhân viên của họ, hoặc có quá nhiều vấn đề cá nhân của riêng mình mà sao nhãng việc của tổ chức và cũng có thể là do họ quá lười biếng.

Nhận thức đúng về phong cách quản lý hiện tại của bản thân chính là các nhà quản lý thay đổi nhận thức để đưa ra một cách quản lý cân bằng hơn với tổ chức, doanh nghiệp.

2. Chấp nhận sự đa dạng

Ametess Dira, Phó chủ tịch phụ trách dịch vụ chiến lược và khách hàng của Tickled Media khu vực Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Philippines, cho rằng nên tập trung vào những gì mà mỗi thành viên của nhóm có thể mang lại cho tổ chức theo quan điểm cá nhân của riêng họ.

"Mỗi người đều có những cách nghĩ khác nhau. Ngay cả khi một nhóm gồm toàn phụ nữ, họ vẫn có những tính cách khác nhau, những ưu tiên, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Và tất cả những điểm mạnh riêng của họ đều đóng góp cho tổng thể", cô nói thêm.

3. Đừng ngần ngại thay đổi khi bạn buộc phải thay đổi

 

Một số tình huống sẽ không cần nhà lãnh đạo phải quản lý vi mô (Ảnh Internet)

 

Cathy Dacanay Millama, nhà quản lý dịch vụ phân tích tài chính của The Hershey Company Singapore cho biết: "Khi chúng tôi có nhân viên mới, tôi thường tập trung vào việc đưa ra các hướng dẫn cụ thể và làm kiểm tra nghiêm ngặt về công việc của họ".

Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận rằng, cô chỉ thực hiện điều này cho đến khi cô cảm thấy các thành viên mới "nhận thức được trách nhiệm của họ" và cô "cảm thấy tự tin hơn vào chất lượng công việc mà họ đạt được". Nếu như quản lý tầm vi mô khiến nhân viên có cảm giác bị quản lý quá chặt, thậm chí bị "soi" từng chi tiết nhỏ khiến tâm lý và năng suất của họ bị ảnh hưởng thì quản lý tầm vĩ mô lại khiến nhà lãnh đạo không nắm rõ được ai là người chịu trách nhiệm.

4. Hiểu rằng con người làm việc phải có quá trình

"Các thành viên trong nhóm của tôi không phải là người máy được lập trình sẵn. Nhưng họ là những người rất có tinh thần học hỏi và giỏi thích nghi nên hiện giờ tôi thấy bản thân khá khiêm nhường khi làm việc bên cạnh một đội ngũ tự động tốt như vậy", Ametess Dira cho biết.

5. Quan tâm thật tình tới tất cả mọi người

"Tôi tin vào việc trao quyền cho nhân viên của mình để họ có thể cam kết và có trách nhiệm đối với công việc của họ", Dacanay Millama nói. "Cuối cùng, công việc của tôi là giúp họ trở thành những phiên bản tốt nhất của chính họ", Ametess Dira bổ sung thêm.